Freight Forwarder là gì trong xuất nhập khẩu?

Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động kéo theo nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng. Để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tiền của, rất nhiều chủ hàng đã nhờ Forwarder hỗ trợ vận chuyển hàng hóa. Vậy Forwarder là gì trong xuất nhập khẩu? Công việc của Freight Forwarder là làm những gì? 

1. Định nghĩa Freight Forwarder

Freight Forwarder là người ở một bên trung gian có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho của người bán bên kho người mua hoặc một địa điểm được yêu cầu.

Freight Forwarder là gì?


Hoặc nếu hàng hóa với số lượng nhỏ, họ có thể gom từ nhiều nguồn và thuê một bên vận chuyển như là hãng tàu, hãng hàng không, xe container,... Freight Forwarder chịu trách nhiệm vận chuyển trong nước và cả quốc tế.

2. Vai trò của Freight Forwarder trong xuất nhập khẩu

Vậy Freight Forwarder trong xuất nhập khẩu có vai trò gì mà các chủ hàng luôn cần họ hỗ trợ, cùng tìm câu trả lời nhé.

Forwarder giữ một trọng trách rất quan trọng để giúp việc vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất đến nơi nhận diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.

  • Xử lý thủ tục xuất nhập khẩu nhanh gọn với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, Forwarder sẽ hiểu rõ các bước cần xử lý cho những lô hàng xuất nhập khẩu giúp hàng hoá được giao đúng tiến độ.
  • Forwarder có thể liên kết với mạng lưới hãng tàu và nhà vận chuyển lớn hơn chủ hàng. Điều này giúp họ có thể chọn được phương án vận chuyển và hãng vận chuyển phù hợp với nhu cầu của bạn nhất. Nếu không, bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để làm điều này đấy.
  • Nhờ vào mối quan hệ rộng đó, họ có thể thương lượng và nhận được mức giá ưu đãi từ các hãng vận chuyển. Điều mà hầu như bạn sẽ không dễ dàng tự thực hiện được và đôi khi dễ bị “hố” khi mặc cả cước phí nếu bạn không rành.
  • Tiết kiệm chi phí cho chủ hàng lẻ. Forwarder không những là trung gian vận chuyển mà còn hỗ trợ rất nhiều đối với các chủ hàng đi hàng lẻ.
    Với số lượng hàng ít bạn sẽ phải trả mức phí khá cao nếu liên hệ trực tiếp với hãng đấy. Lúc này, Forwarder là người đứng ra gom hàng lẻ để đóng container giúp chủ hàng tiết kiệm khá nhiều chi phí.
  • Hỗ trợ chủ hàng làm việc với nhà vận chuyển quốc tế để quá trình giao nhận hàng hoá diễn ra nhanh chóng và đúng kế hoạch.

Bạn đọc tham khảo thêm: 

Phí vận chuyển từ nhật về việt nam bao nhiêu tiền?

Cách gửi hàng từ nhật về việt nam ?

3. Cách lựa chọn Freight Forwarder tốt nhất

Vậy khi đã có dự định thuê forwarder thì làm sao để chọn được đơn vị tốt nhất cho mình. Một vài kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp ích cho bạn:

Nếu bạn có người quen đã từng làm việc với các forwarder thì thật tuyệt vời. Hãy nhờ họ tư vấn và giới thiệu cho bạn một vài forwarder mà họ cho là ổn nhất. Sự “review” thực tế từ những người bạn quen sẽ đáng tin tưởng hơn rất nhiều so với những lời quảng cáo có cánh.

Tầm quan trọng của Freight Forwarder

Tìm kiếm danh bạ các công ty forwarder trên internet, các trang vàng, hiệp hội forwarder Việt Nam, Hiệp hội giao nhận VIFFAS, tham khảo ý kiếm trong các forum hoặc nhóm facebook liên quan lĩnh vực logistics.

Thông qua các cách trên, bạn lập ra danh sách các forwarder tiềm năng nhất và đánh giá lại một lần nữa:

    • Kinh nghiệm và loại hình dịch vụ: Xem xét thử họ có vận chuyển loại hàng tương tự như nhu cầu của bạn hay không. Ví dụ, bạn cần chuyển hàng đông lạnh sang Úc, thì tìm hiểu thử họ đã có vận chuyển hàng đông lạnh chưa? Họ đã từng chuyển hàng tới Úc chưa,…
    • Chi phí: Báo giá forwarder là bao nhiêu? Nhớ làm rõ tất cả các chi phí, hạn chế có phát sinh sau này. Bạn so sánh giữa bên để chọn nơi đưa ra mức tốt nhất. Cũng cần cân nhắc xem chi phí này đã thực sự tối ưu lợi nhuận cho bạn chưa nhé!
    • Thái độ và sự chuyên nghiệp: Đừng quên xem xét về phong cách tư vấn của họ. Một công ty forwarder tốt sẽ nhiệt tình tư vấn, giải thích các thắc mắc cho bạn cặn kẽ.

4. Sự khác nhau giữa Logistics và Freight Forwarding

Logistics chịu trách nhiệm vận tải hàng hóa đến các cảng quốc tế đa quốc gia dưới nhiều hình thức vận chuyển hàng không, đường thủy,... bao gồm giao đến tận kho người nhận. Bên cạnh đó, Logistics còn hỗ trợ các vấn đề về bảo hiểm hàng hóa, gửi hàng mẫu và hỗ trợ thực hiện các chứng từ quốc tế từ đơn hàng LCL (Less than Container Load) đến FCL (Full container load).

Freight Forwarding đóng vai trò là cầu nối giữa những khách hàng nhỏ lẻ với hãng tàu. Forwarder có thể thu nhiều hàng nhỏ và đóng thành một container hàng, do đó, họ dễ dàng lấy được giá tốt cho khách hàng giúp tiết kiệm chi phí và lựa chọn được hãng tàu thuận tiện. Về vấn đề thông quan, Forwarder có thể hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu thay chủ hàng, hỗ trợ các chứng từ liên quan như vận đơn (B/L), giấy phép xuất nhập khẩu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).

Do sự tương đương về nhiệm vụ và trách nhiệm nên nhiều người bị nhầm lẫn giữa Logistics và Freight Forwarding. Logistics rộng lớn hơn Forwarder và chịu trách nhiệm nhiều quy trình hơn Forwarder. Logistics bao gồm một chuỗi các hoạt động đóng gói, lưu trữ hàng hóa, lưu thông kho bãi, vận chuyển hàng hóa,...